Sunday 20 May 2012



Sức khỏe đời sống
>> Lão khoa TIN

Phòng bệnh quên ở người cao tuổi
Thứ Ba, 21/06/2011, 07:00 AM (GMT+7)

Nhiều loại mất trí nhớ thường là biểu hiện của các rối loạn thần kinh như alzheimer, tai biến mạch máu não, tâm thần, trầm cảm, stress, suy nhược thần kinh. Tuy nhiên, nhiều người lớn tuổi khỏe mạnh vẫn phàn nàn hay quên trong sinh hoạt hàng ngày.
Biểu hiện sớm của chứng quên là khó khăn trong sử dụng tiền hàng ngày, sử dụng phương tiện giao thông, kỹ năng mua sắm, trong việc làm theo lời hướng dẫn và tìm đường trong thành phố. Nhân cách người bệnh cũng thay đổi, biểu hiện ở sự ngơ ngác, thờ ơ với người khác, luôn than phiền quên, không nhớ.
Hai biểu hiện rối loạn trí nhớ thường gặp
Chứng loạn trí nhớ về không gian hay nơi chốn: bệnh nhân khó nhận biết nơi mình đang ở và những nơi khác mà họ đã được biết trước đó. Chứng loạn trí nhớ này là rối loạn kỳ lạ, trong đó bệnh nhân luôn tin rằng họ đang ở một nơi khác với nơi họ thật sự đang ở, dù cho có đối mặt với các bằng chứng không thể chối cãi như cầu thang, bàn ghế, giường nệm.
Chứng quên toàn bộ thoáng qua: là một rối loạn có tính chất chu kỳ của hệ thần kinh trung ương trong đó sự mất thình lình trí nhớ, đặc biệt là trí nhớ để tường thuật hay nói về những sự kiện mới xảy ra mà không kèm triệu chứng thần kinh. Người mắc chứng quên này thường có những biểu hiện như: hay hỏi lặp đi lặp lại một câu hỏi.
Chứng quên thông thường gặp trong các nguyên nhân là quên theo tuổi gắn liền với mất dần tính khôi hài trong giao tiếp, tốc độ suy nghĩ chậm dần, tuy nhiên nhân cách ít biến đổi, cách phát âm không thay đổi. Ở chứng quên này, người bệnh thường quên sự việc mới xảy ra, nhưng lại nhớ rất lâu các sự việc đã xảy ra trong quá khứ.
Quên do các nguyên nhân tâm thần thường kết hợp với các rối loạn thần kinh thực vật, mất ngủ, thiếu năng lực trong công việc, ăn không ngon, lo âu. Quên là triệu chứng sớm của suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ, đây là căn bệnh tiến triển chậm trong nhiều năm.
Phòng ngừa thế nào?
Trong nhiều cố gắng, y học đã khẳng định quên giai đoạn sớm có thể chữa được và ít ra cũng làm quá trình bệnh chậm lại, hoặc tạo cho người bệnh có cuộc sống tốt hơn. Vấn đề đặt ra là khi các bạn có biểu hiện quên thì nên đi khám bệnh để được xác định mức độ quên, tìm các yếu tố nguy cơ và kịp điều trị sớm. Hiện nay có rất nhiều thuốc điều trị đặc hiệu cho chứng quên do bệnh sa sút trí tuệ, quên sau tai biến mạch máu não, quên thông thường ở người lớn tuổi, quên do các bệnh trầm cảm, stress, Alzheimer... Alzheimer là bệnh đứng hàng đầu (chiếm 50-60%) trong các căn nguyên gây bệnh mất trí nhớ hiện nay.
Cần chú ý chăm sóc, cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người già
Một số thuốc có tác dụng duy trì trí nhớ và khả năng nhận thức dùng trong điều trị bệnh Alzheimer là các thuốc bổ thần kinh, các thuốc tăng cường chuyển hóa tuần hoàn não.
Tuy nhiên, chữa bệnh Alzheimer cần chú trọng đến vấn đề chăm sóc, cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người già (giải quyết các yếu tố cô đơn tuổi già, mâu thuẫn giữa các thế hệ, rối loạn chức năng các giác quan, vấn đề nhà ở, thu nhập...).
Ngoài ra, cần giáo dục để thay đổi nhận thức và thái độ của mọi người trong cộng đồng về các rối loạn tâm thần ở người già. Cần đào tạo các kỹ năng, kiến thức, phương pháp theo dõi, quản lý săn sóc người già bị rối loạn tâm thần trong bệnh viện, nhất là tại gia đình và cộng đồng... và từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người già.
Xem thêm chủ đề: Suc khoe, y te, laokhoa, benh nguoi gia, alzheimer, tai bien mach mau nao
Chính thức ra mắt ngày 14/2/2012,chuyên trang SUCKHOE.24H.COM.VN cung cấp đầy đủ thông tin quan trọng cùng cách phòng, chữa hiệu quả các loại bệnh. Mời độc giả ghé thăm và tìm hiểu.
Khi người cao tuổi đau lưng
Suy giảm trí nhớ: Nên ăn gì?
Bỗng dưng muốn té: Bệnh gì?
Hành động thiết thực chia sẻ với người bệnh

Sunday 11 September 2011



Những Kỷ Niệm Thời Thơ Ấu
Phấn 1


Bất cứ ai trong đời, dù thế nào, cũng có những kỷ niệm buồn vui mà họ khó lòng quên bẳng đi được! Tôi cũng không ngoại lệ.
Khi tôi theo thân mẫu lên Nam Vang (Phnom Penh) để đoàn tụ với thân phụ tôi tại đây thì tôi không ngờ là ở ngay giữa thủ đô của nướ Khmer –Cambodge tức là tiền thân của Campochea dưới thời Đông Dương thuộc Pháp gồm Việt Miên Lèo, lại có một nước Việt bên ngoài lãnh thổ Việt Nam.Về sinh hoạt, họ vẫn giử nguyên những nét “đặc thù” của quê nhà – nơi họ được sinh ra. Khoảng 1/3 dân số gốc Việt, có thể dùng 3 ngôn ngữ Việt, Pháp Miên.
Sau thới gian ngắn tạm cư tại khu phụ cận Pochentong (Phi trường Quốc tế của Campuchéa hiện tại) vì đời sống ở đây hổn tạp và xô bồ quá nên gia đình dọn lên vùng Sân Vận Động Lambert (gần tượng đài 2 hình).Căn nhà gia đình chúng tôi thuê lại tọa lạc phía trước nhà ông Hà Vĩnh Ph.(HVP) - Chủ sự Sở Địa Chánh (Cadastre) Cambodge. Tức nhiên là ông giàu sang, có kẻ hầu người hạ, ngay cả các con của ông đi học xa hàng 5 cây số (Chaseloup Laubat) vẫn có phu xe kéo để đưa rước các con ông hàng ngày. Ông đi làm bằng xe CITROEN traction avant 11 mã lực có chauffeur (tài xế) lái.Còn tôi vì là con nhà nghèo, nên không được cái “diễm phúc” đó. Tôi có cái xe đạp bánh đặt cũng là may lắm rồi! Thời buổi chiến tranh Mỹ-Nhựt đời sống khó khăn mà!
Thế rồi thời gian trôi nhanh, gặp Mùa Nước Nổi đầu tiên, tôi học cách đánh bắt Cá Linh để vừa cặp gắp nướng ăn với rau thơm cho mỗi bữa cơm, vừa muối làm mắm để ăn quanh năm hoặc thắngt lấy mỡ để đốt đèn thay dầu. Người nhà ông HVP thấy tôi “năng nổ” (tháo vác) vùa chăm chỉ học hành vừa tìm cách giúp cha mẹ trong những bữa cơm đạm bạc, nên họ lân la làm quen.Chỉ cách nhau cái dậu (không phải cái “Dậu Mồng Tơi” trong thơ của Nguyễn Bính đâu à nghen..) mà sao thấy xa xôi cách trở như vạn lý trường thành ở bên Tàu mà phải mất gần bốn tháng mới có cơ hội, diện đối diện, chào hỏi nhau cho dù hằng ngày vẫn trông thấy nhau những ngày đi học. Thế mới biết, tuy gia đình ông HVP chịu ảnh hưởng sâu đậm văn hóa Pháp nhưng vẫn tìm ẩn tinhy thần phong kiến rất ư nặng nề!

Hôm đó là trưa Chủ nhật, nắng ráo nên vùng trời trong vắt.Vừa thả lưới vừa hái gương sen (của vô chủ) bóc lấy những hột sen còn tươi nên nhâm nhi thật là thú vị.Tôi vừa nghêu ngao bài “Bà Tư Bán Hàng có Bốn Người Con…” vừa lần theo tay lưới thì …mèng ơi một con cua bị mắc lưới, đang cố vùng vẫy để thoát thân. Tôi nhào tới, trầm mình ngập nước và đang tìm cách giãi thoát con cua! Mỹ Linh/ Michelle (tên Việt của cô gái hàng xóm) đang đứng tựa lang cang trước hiên nhà sàn của cô (dường như cô ấy đang theo dõi xem tôi làm gì!) thấy sao tự nhiên tôi thụp xuống, nên cô ấy tưởng rằng tôi bị ….nên cô la lên: Nguy hiểm! Coi chừng nó…..(cô ta ngừng lại – có lẽ vì không biết dùng từ Việt nào) Tuy nhiên cũng vừa lúc đó, tôi vặt được cả hai cái càng của con cua và đúng lên bỏ tất cả vào trong cái đụt đeo bên hông.“Coi bộ nghề quá hén!” Vừa nói vừa nhoẻn miện cười, Mỹ Linh khen.Có gì đâu! Nếu biết cách làm thì cũng dễ thôi.
Nhưng liền sau đó, có lẽ con cua bị bẽ cả 2 càng bị đau nên nó trút hận thù lên bọn cá rô và cá trê trong đụt, làm bọn chúng vùng vẫy tưng bừng, nước tung tóe bùn lên mặt nên vì theo phản ứng tự nhiên, tôi vội dùng hai bàn tay che mặt lại để tránh nước dơ bắn vào mắt nhưng Mỹ Linh tưởng là tôi bị “đui mắt” nên cô ta vội xắn quần xáp lại gần và kéo hai bàn tay tôi ra, môi cô chúm lại thổi phù phù vào mắt tôi. Được thể, tôi cứ nhắm riết mắt lại để cho cô tùy tiện vuốt ve đôi má của chàng trai mới lớn và rất nhát gái! Vì nhắm mắt lâu quá nên mỏi rồi cũng phãi mở và cười hi hì kiểu “Đắc Thắng!”! Mỹ Linh ngượng vì bị mắc lừa nên mắng tôi: Đồ Quỷ! Làm người ta hết hồn! Từ đó tình “láng giềng” và “tình Đồng Môn” ngày càng đậm đà hơn.

Bông điên điển mùa nước nổi
Hái bông điên điển làm dưa

Khi hàng dậu không còn là bức tường ngăn cách nữa thì một “bước giao lưu” được thiết lập rất thân tình.
Một hôm, ông Hà Vĩnh Ph.(HVP) gọi tôi: Cậu Th. Có rãnh không, cho tôi hỏi điều nầy tí? Vì ông nói tiếng Việt giọng Nghệ tỉnh mà trước đây tôi chưa dược nghe lần nào nhưng tôi vẫn vội chạy lại, khoanh tay chào và thưa: Thua ông, cháu vừa học
bài xong, còn dư chút thì giờ nên đi loanh quanh cho thoáng một chút.Ông cần hỏi chi, cháu xin hầu đáp ông.Ông HVP niềm nỡ: Học chương trình Pháp mà vẫn nói tiếng mẹ đẻ thoáng như vậy thật đáng khen! Michelle (Mỹ Linh) ái nữ của tôi ở nhà đây, nó không tự tin về môn toán tuy rằng môn nầy của cháu cũng không đến nỗi nào nên tôi muốn nhờ cậu“kèm toán” cho nó luyện thêm mỗi tuần 2 giờ vào Thứ Năm và Thứ Bảy.Cậu thấy có thể giúp em được chứ? Thưa ông, cháu vừa đi học, vừa đi làm phụ comptable (kế toán) cho CLB HSQ Pháp. Thời biểu cũng đã khá dày. Vậy xin phép ông cho cháu về xem lại chương trình học và công việc làm rồi chiều mài cháu thưa lại với ông. Tuy nhiên, để không phụ lòng ông, cháu hứa là cháu sẽ cố gắng thu xếp cho dủ có phải vất vã thêm đôi chút mà tạo được sự tin cậy của người trưởng thượng thì quý biết chừng nào! Ông thân mật vỗ vai tôi và nói: Tôi hy vọng ở cậu và chìa tay thân mật bắt tay tôi.Tôi chào ông và quay ra, đi về. Trên đường về nhà, tôi cố hình dung công việc làm và chương trình học ôn để thi, sắp xếp thế nào để thỏa mãn nhu cầu trong những ngày sắp tới.
Buôi “gia sư” đầu tiên nhằm cuối tuần, gia đình ông HVP tổ chức “ăn dã ngoại” cá lóc nướng truôi ngay tai hiên sau trên “Thảo Bạc” (hình thức như Padio nhưng sàn cao vì Biệt thự sát mè Bưng).Thân mẫu của Mỹ Linh có vẽ muốn tìm hiểu tại sao nhà nghèo mà học Lycée nhưng ông nhà thì có phần thông cảm, không muốn tìm hiểu sâu xa đời tư của người khác, nên ông lái sang chuyện khác. Cả gia đình, tuy là VN nhưng họ hấp thụ văn hóa Pháp và cà hai ông bà cũng đang làm việc cho Pháp nên cách cư xử với người ngoài cũng rất tự nhiên, nhờ vậy tôi dễ thích nghi với họ.
Con gái tới tuổi trổ mã thì giàu mộng mơ nên thường hay thả hồn theo ảo ảnh và có nhiều câu hỏi không liên quan gì tới bài học. Tuy vậy tôi vẫn kiên nhẫn làm tròn bổn phận gia sư.
Sinh hoạt đang tiến hành thuận chiều thì trong đêm 8 rạng 9 Mars 1945, quân đội Nhật Hoàng lật đổ Chánh quyền Thuộc Địa Pháp tại Đông Dương. Tất cả mọi sinh hoạt của thủ đô Nam Vang (Phnom Penh) bị tê liệt. Ông kỷ sư Hà Vi Tùng, đang Giám đốc công trường cầu NeaLuong, ngoại ô thủ đô và cũng là Người Bảo Trợ tôi ăn học bị Nhật quản thúc (vì ông là công dân Pháp). Vì mất nguồn tài trợ, trường học đóng cửa, giáo chức bị đình chỉ giảng dạy nên buộc tôi cùng gia đình hồi hương nguyên quán.

Còn tiếp


Phần 2

**************
Sáng nay, Thứ Bảy 10 tháng 9 năm 2011, tôi đọc 2 bài: Trả lại Lời Thề (Undo My Love) và Ăn cá linh, nhớ mùa nước nổi trên NV. Cả 2 đều gợi lại lại những Kỷ Niệm Đẹp thời xa xưa.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=136752&z=310

Ăn cá linh, nhớ mùa nước nổi

Wednesday, September 07, 2011 6:54:39 PM


Trần Tiến Dũng/Người Việt

Cả miền Nam vào mùa nước nổi, chợ lớn, chợ nhỏ xứ nào cũng bán đầy cá linh.
Mỗi lần nhắc đến loài cá này là từ các chợ cho đến từng bữa ăn, ký ức của mọi người miền Nam lại lóng lánh ánh bạc như thể loài cá này được tạo ra từ ánh sáng đồng bằng, được sinh dưỡng từ những tinh thể nước quí giá của vùng đầu nguồn sông Cửu Long.
Cá linh bán ở chợ. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)
Giữa người già và người trẻ có một điểm khác nhau mỗi khi nhớ về cá linh, người già thì hướng về thời điểm nước đổ, nước lụt rồi lo cho người, cho lúa trước rồi mới nghĩ đến cá linh, còn người trẻ hễ vào độ Tháng Bảy, Tháng Tám âm lịch là hỏi thăm chừng có cá linh chưa và nghĩ đến các món ngon được nấu từ cá linh.
Nước lũ về thì lụt lội, mất mát nhưng lũ sông Cửu Long không về thì nhớ mong. Sau mười năm trông ngóng dòng nước lũ thân quen lại đổ về vùng đầu nguồn sông Cửu Long. Mấy ngày nay, trong những câu chuyện trên trời dưới đất ở các quán cà phê Sài Gòn bỗng có người lại nhắc về cá linh. Cái loài cá nhỏ chỉ bằng ngón tay này giờ đây lại gắn liền với những chuyện đại sự về hiểm họa các đập thủy điện ở Trung Quốc, ở Lào... và lại nóng hơn nữa với chuyện dự đoán mực nước biển dâng nhận chìm một số vùng đất miền Nam.
Chỉ với khoảng mười năm nước lũ không về mà thời thế đã đổi thay kinh khủng, chẳng những các loài cá nước ngọt đang trên đường tuyệt chủng mà cả dòng nước lũ mang phù sa phì nhiêu bao đời bồi đắp nuôi dưỡng miền Nam cũng sẽ lụi tàn vì nguy cơ nước biển xâm thực. Nhiều người ở Sài Gòn muốn rủ nhau đi đón nước lũ về để ngắm cá linh nhảy xoi xói trong dòng nước đục lềnh phù sa.
Nhưng cũng rất nhiều người nhất là những người trẻ tuổi không hề biết con cá linh ra sao. Một cô nhà báo trẻ gốc miền Bắc mới vào nói: “Em chưa được ăn cá linh bao giờ. Thế quán nào ở Sài Gòn bán món cá linh chỉ giúp em với?” Vậy đó, ai bi quan cũng có thể dự đoán rằng cá linh rồi đây cũng tuyệt chủng trên khẩu vị người Sài Gòn mới.
Tuổi thơ của hầu hết người miền Nam, vào tháng mưa dầm hầu như ngày nào bữa ăn gia đình cũng có món cá linh. Ký ức rõ nhất về cá linh là mỗi lần ăn đều được phép gắp nguyên con và cứ vậy ăn nguyên con không sợ xương cá. Cái cảm giác bỏ nguyên một con cá với lớp vảy nhỏ óng ánh bạc vào gọn trong miệng là một cảm giác ngon khó tả. Rồi khi cả xương, cả thịt cá hòa lẫn với gia vị mềm ngọt trong miệng người ta mới ví von rằng cá linh là quà tặng của dòng sông thiêng. Nhưng đâu phải tự nhiên mà loài cá này mềm ngọt hết biết vậy. Bao đời sống với mùa lũ đồng bằng là bao đời những người đàn bà miền Nam tinh lọc cách chế biến và truyền lại những món cá linh ngon hết biết.
Về các món cá linh. Ở miệt sông Hậu thì người ta có món cá linh kho tiêu, cá linh um cuốn bánh tráng, cá linh nấu canh bông điên điển, cá linh chiên xù... Dân ở cuối sông Tiền biết đến món cá linh là do vào mùa cá linh rộ, ghe thuyền miệt Tân Châu-Hồng Ngự... đưa cá về bán nườm nượp.
Món cá linh chúng tôi thường ăn nhất là món cá kho. Cá linh kho xả bào thì dân dã bình dị, cá linh kho mía thì vị ngọt có tiệc tùng, duy chỉ hai món cá linh mà chúng tôi xếp vào hàng bậc nhất là món cá linh kho với cái dừa cứng cạy (loại cái dừa làm mứt dừa) và món canh chua cá linh nấu lá me.

Tất nhiên tôi đâu có quên món mắm cá linh ăn sống với cơm nguội và mắm kho bằng mắm cá linh, nhưng qua “thế giới” mắm của người miền Nam thì lại là một đề tài khác.
Có người nói với chúng tôi rằng, vào mùa cá linh rộ giá cá rẻ rề, mắc gì mà kho với dừa cứng cạy chi vậy. Nói như vậy là không hiểu ý của người quê tôi. Khi xắt những miếng dừa cứng cạy bằng ngón tay út, kho chung với cá linh non đầu mùa cũng cỡ ngón tay út. Màu trắng đục của dừa, màu trắng tinh của cá khi sôi trong màu vàng sậm của nước mắm sẽ tạo ra hương vị béo thơm của cá của dừa và vị đắng nhẫn nhẫn của ruột cá, phải kho cá linh kiểu đó mới thành khẩu vị quê tôi.
Sau này lúc sống ở Sài Gòn tôi được biết thêm người đô thị này thích kho cá linh với nước dừa tươi. Cái cách kho này của người Sài Gòn thật là tinh tế quá. Vị ngọt của một loài cá nước ngọt chỉ có duy nhất ở sông Cửu Long kho với vị ngọt của nước dừa, hai vị ngọt của hai thứ số một của đồng bằng miền Nam một khi hợp thành thì món cá linh đúng là căn cội tinh tế của khẩu vị người miền Nam.

http://www.baohaugiang.com.vn/detailvn.aspx?item=5775

Cá linh mùa nước nổi
Ngày cập nhật: 29-08-2008
“Nước không chưn sao kêu nước đứng
Cá không thờ sao gọi cá linh”
Trong quyển Tự Vị Tiếng Nói Miền Nam của học giả Vương Hồng Sển có kể câu chuyện thời vua Gia Long bôn tẩu. Từ Vàm Nao (An Giang) sắp khởi hành ra biển thì bất ngờ có đàn cá nhỏ nhảy vào thuyền. Vua không đi vì cho đó là điềm gở báo trước. Sau biết được có quân Tây Sơn mai phục sẵn, vua bèn cho đặt tên loài cá ấy là cá “linh” để tỏ lòng tri ân. Đấy chỉ là giai thoại mà thôi.

Vào tháng 7, tháng 8 âm lịch hàng năm, theo quy luật vùng đồng bằng sông Cửu Long xuất hiện cá linh non đầu mùa, từ thượng nguồn trôi theo dòng nước để lớn dần. Kế tiếp, mùa lũ từ nguồn nước Biển Hồ (Campuchia) đổ về Hồng Ngự (Đồng Tháp) để ra các nhánh kênh, sông miền Tây. Thường bắt đầu khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch, đôi khi sớm hơn. Thời điểm này cá linh đã “già cá”, mập béo, nhiều thịt, giàu chất đạm dinh dưỡng. Chúng to cỡ ngón chân cái, vây và đuôi màu vàng nhạt. Do có nhiều hình dạng nên chúng còn có các tên: linh rìa, linh ống, linh cám... Bà con ven bờ chuẩn bị các phương tiện: vó, chài, vợt, lưới thả, lưới giăng... để đánh bắt và lu, khạp, muối hột để ủ cá linh tại chỗ. Ở đầu vàm sông Bình Thủy (Cần Thơ) neo đậu nhiều ghe lớn để đong cá linh bằng giạ như đong lúa. Cá tươi sống nhảy xoi xói, người ta nhặt sạch rêu rác, rửa rồi đổ ngay vào lu, rắc muối theo tỷ lệ 3 kg/giạ (40 lít). Đem phơi nắng tốt chừng 3 ngày, dùng cây trộn đều, rắc thêm muối cho đủ độ mặn, đậy thật kín. Sau ba tháng, cho nước vào nấu sôi, lọc lấy nước mắm cốt có màu đỏ tươi. Để nguội cho vào chai nút lại, phơi chừng hai nắng để giữ màu đặc trưng, dùng ăn sống rất thơm ngon. Cá linh ủ càng lâu, nước mắm càng đậm đà hương vị. Xác mắm còn lại, thêm nước, muối nấu lần hai, lần ba, lọc lấy nước mắm dùng nêm hay kho. Nước mắm cá linh đặc biệt thơm ngon nhờ ủ lúc còn sống có chất máu, da tươi là yếu tố trội hơn so với nước mắm cá đồng (làm bằng nguyên liệu cá lóc, rô, sặt...). Người dân ở miệt núi Sam, Tịnh Biên (An Giang) có truyền thống làm nước mắm cá linh từ bao đời nay...

Cá linh thịt mềm, béo, dễ chế biến món ăn. Dùng kẹp tre nướng tươi, kho lạt sả ớt, kho mía rục xương, nấu chua ngọt với khóm, cà hoặc tẩm bột chiên giòn... Lại còn món mắm kho cá linh ăn với bông súng, rau đắng, rau ngổ, cần nước, kèo nèo... rất khoái khẩu. Nhưng đặc sắc nhất và khó quên nhất là món canh chua cá linh nấu với bông so đũa. So đũa không kén đất, dễ trồng, mau lớn, thân dùng trồng nấm mèo, làm chất đốt. Khi đến mùa cá linh thì bông so đũa trổ từng chùm trắng xóa lủng lẳng như mời gọi cùng kết hợp thưởng thức. Sáng sớm bông nở tươi rói cong bốn cánh trông như cánh bướm, tha hồ dùng sào móc hái. Nấu nước sôi, giằm me, nêm gia vị, cho cá linh cùng bông so đũa vào vừa chín tới, rắc rau thơm... ăn chấm nước mắm ngon, muối ớt, mắm ruốc tùy sở thích. Vị béo của cá linh, vị ngọt hơi đắng tự nhiên của bông so đũa hòa quyện trong bữa cơm gia đình ấm cúng.

NGUYỄN – KIM

Saturday 10 September 2011

Những Kỷ Niệm Một Thời

Những Kỷ Niệm Một Thời
Bất cứ ai trong đời, dù thế nào, cũng có những kỷ niệm buồn vui mà họ khó lòng quên bẳng đi được! Tôi cũng không ngoại lệ.
Khi tôi theo thân mẫu lên Nam Vang (Phnom Penh) để đoàn tụ với thân phụ tôi tại đây thì tôi không ngờ là ở ngay giữa thủ đô của nước Khmer –Cambodge tức là tiền thân của Campochea dưới thời Đông Dương thuộc Pháp gồm Việt Miên Lèo, lại có một Petit Việt Nam bên ngoài lãnh thổ Việt Nam.Về sinh hoạt, họ vẫn giử nguyên những nét “đặc thù” của quê nhà – nơi họ được sinh ra. Khoảng 1/3 dân số gốc Việt, có thể dùng 3 ngôn ngữ Việt, Pháp Miên.
Sau thới gian ngắn tạm cư tại khu phụ cận Pochentong (Phi trường Quốc tế của Campuchéa hiện tại) vì đời sống ở đây hổn tạp và xô bồ quá nên gia đình dọn lên vùng Sân Vận Động Lambert (gần tượng đài 2 hình).Căn nhà gia đình chúng tôi thuê lại tọa lạc phía trước nhà ông Hà Vĩnh Ph.(HVP) - Chủ sự Sở Địa Chánh (Cadastre) Cambodge. Tức nhiên là ông giàu sang, có kẻ hầu người hạ, ngay cả các con của ông đi học xa hàng 5 cây số (Lycée Chaseloup Laubat) vẫn có phu xe kéo để đưa rước các con ông hàng ngày. Còn ông thì đi làm bằng xe CITROEN traction avant 11 mã lực có chauffeur (tài xế) lái. Còn tôi vì là con nhà nghèo, nên không được cái “diễm phúc” đó. Tôi có cái xe đạp bánh đặt cũng là may lắm rồi! Thời buổi chiến tranh Mỹ-Nhựt đời sống khó khăn mà!
Thế rồi thời gian trôi nhanh, gặp Mùa Nước Nổi đầu tiên, tôi học cách đánh bắt Cá Linh để vừa cặp gắp nướng ăn với rau thơm cho mỗi bữa cơm, vừa muối làm mắm để ăn quanh năm hoặc thắngt lấy mỡ để đốt đèn thay dầu. Người nhà ông HVP thấy tôi “năng nổ” (tháo vác) vùa chăm chỉ học hành vừa tìm cách giúp cha mẹ trong những bữa cơm đạm bạc, nên họ lân la làm quen.Chỉ cách nhau cái dậu (không phải cái “Dậu Mồng Tơitrong thơ của Nguyễn Bính đâu à nghen..) mà sao thấy xa xôi cách trở như vạn lý trường thành ở bên Tàu mà phải mất gần bốn tháng mới có cơ hội, diện đối diện, chào hỏi nhau cho dù hằng ngày đi học vẫn trông thấy nhau. Thế mới biết, tuy gia đình ông HVP chịu ảnh hưởng sâu đậm văn hóa Pháp nhưng tinh thần phong kiến của VN vẫn còn tiềm ẩn trong họ rất nặng nề!

Hôm đó là trưa Chủ nhật, nắng ráo nên vùng trời trong vắt.Vừa thả lưới vừa hái gương sen (của vô chủ) bóc lấy những hột sen còn tươi bỏ vào miệng nhâm nhi thật là thú vị.Tôi thả lưới vừa nghêu ngao bài “Bà Tư Bán Hàng có Bốn Người Con…” và lần theo tay lưới thì …mèng ơi một con cua bị mắc lưới, đang cố vùng vẫy để thoát thân. Tôi nhào tới, trầm mình ngập nước và đang tìm cách giãi thoát con cua! Mỹ Linh/ Michelle (tên Việt của cô gái hàng xóm) đang đứng tựa lang cang trước hiên nhà sàn của cô (dường như cô ấy đang theo dõi xem tôi làm gì!) thấy sao tự nhiên tôi thụp xuống, nên cô ấy tưởng rằng tôi bị hỏng chân sụp hố nên cô la lên: Nguy hiểm! Coi chừng nó…..(cô ta ngừng lại – có lẽ vì không biết dùng từ Việt nào cho phù hợp với hoàn cảnh) Tuy nhiên, cũng vừa lúc đó, tôi vặt được cả hai cái càng của con cua và đúng lên bỏ tất cả vào trong cái đụt đeo bên hông.“Coi bộ nghề quá hén!” Vừa nói vừa nhoẻn miện cười, Mỹ Linh khen.Có gì đâu! Nếu biết cách làm thì cũng dễ thôi. Tôi tử tốn đáp.
Nhưng liền sau đó, có lẽ con cua bị bẽ cả 2 càng bị đau nên nó trút hận thù lên bọn cá rô và cá trê trong đụt, làm bọn chúng vùng vẫy tưng bừng, nước tung tóe bùn lên mặt nên và theo phản ứng tự nhiên, tôi vội dùng hai bàn tay che mặt lại để tránh nước dơ bắn vào mắt nhưng Mỹ Linh tưởng là tôi bị “đui mắt” nên cô ta vội xắn quần xáp lại gần và kéo hai bàn tay tôi ra, môi cô chúm lại thổi phù phù vào mắt tôi. Được thể, tôi cứ nhắm riết mắt lại để cho cô tùy tiện vuốt ve đôi má của chàng trai mới lớn và rất nhát gái! Vì nhắm mắt lâu quá nên mỏi rồi cũng phãi mở và cười hi hì kiểu “Đắc Thắng!”! Mỹ Linh ngượng vì bị mắc lừa nên mắng tôi: Đồ Quỷ! Làm người ta hết hồn! Từ đó tình “láng giềng” và “tình Đồng Môn” ngày càng đậm đà hơn.
Bông điên điển mùa nước nổi
Hái bông điên điển làm dưa

Kết:

**************
Sáng nay, Thứ Bảy 10 tháng 9 năm 2011, tôi đọc 2 bài: Trả lại Lời Thề (Undo My Love) và Ăn cá linh, nhớ mùa nước nổi trên NV. Cả 2 đều gợi lại lại những Kỷ Niệm Đẹp thời xa xưa.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=136752&z=310

Ăn cá linh, nhớ mùa nước nổi Wednesday, September 07, 2011 6:54:39 PM


Trần Tiến Dũng/Người Việt

Cả miền Nam vào mùa nước nổi, chợ lớn, chợ nhỏ xứ nào cũng bán đầy cá linh.
Mỗi lần nhắc đến loài cá này là từ các chợ cho đến từng bữa ăn, ký ức của mọi người miền Nam lại lóng lánh ánh bạc như thể loài cá này được tạo ra từ ánh sáng đồng bằng, được sinh dưỡng từ những tinh thể nước quí giá của vùng đầu nguồn sông Cửu Long.
Cá linh bán ở chợ. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)
Giữa người già và người trẻ có một điểm khác nhau mỗi khi nhớ về cá linh, người già thì hướng về thời điểm nước đổ, nước lụt rồi lo cho người, cho lúa trước rồi mới nghĩ đến cá linh, còn người trẻ hễ vào độ Tháng Bảy, Tháng Tám âm lịch là hỏi thăm chừng có cá linh chưa và nghĩ đến các món ngon được nấu từ cá linh.
Nước lũ về thì lụt lội, mất mát nhưng lũ sông Cửu Long không về thì nhớ mong. Sau mười năm trông ngóng dòng nước lũ thân quen lại đổ về vùng đầu nguồn sông Cửu Long. Mấy ngày nay, trong những câu chuyện trên trời dưới đất ở các quán cà phê Sài Gòn bỗng có người lại nhắc về cá linh. Cái loài cá nhỏ chỉ bằng ngón tay này giờ đây lại gắn liền với những chuyện đại sự về hiểm họa các đập thủy điện ở Trung Quốc, ở Lào... và lại nóng hơn nữa với chuyện dự đoán mực nước biển dâng nhận chìm một số vùng đất miền Nam.
Chỉ với khoảng mười năm nước lũ không về mà thời thế đã đổi thay kinh khủng, chẳng những các loài cá nước ngọt đang trên đường tuyệt chủng mà cả dòng nước lũ mang phù sa phì nhiêu bao đời bồi đắp nuôi dưỡng miền Nam cũng sẽ lụi tàn vì nguy cơ nước biển xâm thực. Nhiều người ở Sài Gòn muốn rủ nhau đi đón nước lũ về để ngắm cá linh nhảy xoi xói trong dòng nước đục lềnh phù sa.
Nhưng cũng rất nhiều người nhất là những người trẻ tuổi không hề biết con cá linh ra sao. Một cô nhà báo trẻ gốc miền Bắc mới vào nói: “Em chưa được ăn cá linh bao giờ. Thế quán nào ở Sài Gòn bán món cá linh chỉ giúp em với?” Vậy đó, ai bi quan cũng có thể dự đoán rằng cá linh rồi đây cũng tuyệt chủng trên khẩu vị người Sài Gòn mới.
Tuổi thơ của hầu hết người miền Nam, vào tháng mưa dầm hầu như ngày nào bữa ăn gia đình cũng có món cá linh. Ký ức rõ nhất về cá linh là mỗi lần ăn đều được phép gắp nguyên con và cứ vậy ăn nguyên con không sợ xương cá. Cái cảm giác bỏ nguyên một con cá với lớp vảy nhỏ óng ánh bạc vào gọn trong miệng là một cảm giác ngon khó tả. Rồi khi cả xương, cả thịt cá hòa lẫn với gia vị mềm ngọt trong miệng người ta mới ví von rằng cá linh là quà tặng của dòng sông thiêng. Nhưng đâu phải tự nhiên mà loài cá này mềm ngọt hết biết vậy. Bao đời sống với mùa lũ đồng bằng là bao đời những người đàn bà miền Nam tinh lọc cách chế biến và truyền lại những món cá linh ngon hết biết.
Về các món cá linh. Ở miệt sông Hậu thì người ta có món cá linh kho tiêu, cá linh um cuốn bánh tráng, cá linh nấu canh bông điên điển, cá linh chiên xù... Dân ở cuối sông Tiền biết đến món cá linh là do vào mùa cá linh rộ, ghe thuyền miệt Tân Châu-Hồng Ngự... đưa cá về bán nườm nượp.
Món cá linh chúng tôi thường ăn nhất là món cá kho. Cá linh kho xả bào thì dân dã bình dị, cá linh kho mía thì vị ngọt có tiệc tùng, duy chỉ hai món cá linh mà chúng tôi xếp vào hàng bậc nhất là món cá linh kho với cái dừa cứng cạy (loại cái dừa làm mứt dừa) và món canh chua cá linh nấu lá me.
Cá linh kho. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)
Tất nhiên tôi đâu có quên món mắm cá linh ăn sống với cơm nguội và mắm kho bằng mắm cá linh, nhưng qua “thế giới” mắm của người miền Nam thì lại là một đề tài khác.
Có người nói với chúng tôi rằng, vào mùa cá linh rộ giá cá rẻ rề, mắc gì mà kho với dừa cứng cạy chi vậy. Nói như vậy là không hiểu ý của người quê tôi. Khi xắt những miếng dừa cứng cạy bằng ngón tay út, kho chung với cá linh non đầu mùa cũng cỡ ngón tay út. Màu trắng đục của dừa, màu trắng tinh của cá khi sôi trong màu vàng sậm của nước mắm sẽ tạo ra hương vị béo thơm của cá của dừa và vị đắng nhẫn nhẫn của ruột cá, phải kho cá linh kiểu đó mới thành khẩu vị quê tôi.
Sau này lúc sống ở Sài Gòn tôi được biết thêm người đô thị này thích kho cá linh với nước dừa tươi. Cái cách kho này của người Sài Gòn thật là tinh tế quá. Vị ngọt của một loài cá nước ngọt chỉ có duy nhất ở sông Cửu Long kho với vị ngọt của nước dừa, hai vị ngọt của hai thứ số một của đồng bằng miền Nam một khi hợp thành thì món cá linh đúng là căn cội tinh tế của khẩu vị người miền Nam.

http://www.baohaugiang.com.vn/detailvn.aspx?item=5775

Cá linh mùa nước nổi
Ngày cập nhật: 29-08-2008
“Nước không chưn sao kêu nước đứng
Cá không thờ sao gọi cá linh”
Trong quyển Tự Vị Tiếng Nói Miền Nam của học giả Vương Hồng Sển có kể câu chuyện thời vua Gia Long bôn tẩu. Từ Vàm Nao (An Giang) sắp khởi hành ra biển thì bất ngờ có đàn cá nhỏ nhảy vào thuyền. Vua không đi vì cho đó là điềm gở báo trước. Sau biết được có quân Tây Sơn mai phục sẵn, vua bèn cho đặt tên loài cá ấy là cá “linh” để tỏ lòng tri ân. Đấy chỉ là giai thoại mà thôi.

Vào tháng 7, tháng 8 âm lịch hàng năm, theo quy luật vùng đồng bằng sông Cửu Long xuất hiện cá linh non đầu mùa, từ thượng nguồn trôi theo dòng nước để lớn dần. Kế tiếp, mùa lũ từ nguồn nước Biển Hồ (Campuchia) đổ về Hồng Ngự (Đồng Tháp) để ra các nhánh kênh, sông miền Tây. Thường bắt đầu khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch, đôi khi sớm hơn. Thời điểm này cá linh đã “già cá”, mập béo, nhiều thịt, giàu chất đạm dinh dưỡng. Chúng to cỡ ngón chân cái, vây và đuôi màu vàng nhạt. Do có nhiều hình dạng nên chúng còn có các tên: linh rìa, linh ống, linh cám... Bà con ven bờ chuẩn bị các phương tiện: vó, chài, vợt, lưới thả, lưới giăng... để đánh bắt và lu, khạp, muối hột để ủ cá linh tại chỗ. Ở đầu vàm sông Bình Thủy (Cần Thơ) neo đậu nhiều ghe lớn để đong cá linh bằng giạ như đong lúa. Cá tươi sống nhảy xoi xói, người ta nhặt sạch rêu rác, rửa rồi đổ ngay vào lu, rắc muối theo tỷ lệ 3 kg/giạ (40 lít). Đem phơi nắng tốt chừng 3 ngày, dùng cây trộn đều, rắc thêm muối cho đủ độ mặn, đậy thật kín. Sau ba tháng, cho nước vào nấu sôi, lọc lấy nước mắm cốt có màu đỏ tươi. Để nguội cho vào chai nút lại, phơi chừng hai nắng để giữ màu đặc trưng, dùng ăn sống rất thơm ngon. Cá linh ủ càng lâu, nước mắm càng đậm đà hương vị. Xác mắm còn lại, thêm nước, muối nấu lần hai, lần ba, lọc lấy nước mắm dùng nêm hay kho. Nước mắm cá linh đặc biệt thơm ngon nhờ ủ lúc còn sống có chất máu, da tươi là yếu tố trội hơn so với nước mắm cá đồng (làm bằng nguyên liệu cá lóc, rô, sặt...). Người dân ở miệt núi Sam, Tịnh Biên (An Giang) có truyền thống làm nước mắm cá linh từ bao đời nay...

Cá linh thịt mềm, béo, dễ chế biến món ăn. Dùng kẹp tre nướng tươi, kho lạt sả ớt, kho mía rục xương, nấu chua ngọt với khóm, cà hoặc tẩm bột chiên giòn... Lại còn món mắm kho cá linh ăn với bông súng, rau đắng, rau ngổ, cần nước, kèo nèo... rất khoái khẩu. Nhưng đặc sắc nhất và khó quên nhất là món canh chua cá linh nấu với bông so đũa. So đũa không kén đất, dễ trồng, mau lớn, thân dùng trồng nấm mèo, làm chất đốt. Khi đến mùa cá linh thì bông so đũa trổ từng chùm trắng xóa lủng lẳng như mời gọi cùng kết hợp thưởng thức. Sáng sớm bông nở tươi rói cong bốn cánh trông như cánh bướm, tha hồ dùng sào móc hái. Nấu nước sôi, giằm me, nêm gia vị, cho cá linh cùng bông so đũa vào vừa chín tới, rắc rau thơm... ăn chấm nước mắm ngon, muối ớt, mắm ruốc tùy sở thích. Vị béo của cá linh, vị ngọt hơi đắng tự nhiên của bông so đũa hòa quyện trong bữa cơm gia đình ấm cúng.

NGUYỄN – KIM

Cá Linh, Mùa Nước Nỗi


Bông Điên Điển

Những Kỷ Niệm Thời Thơ Ấu

Bất cứ ai trong đời, dù thế nào, cũng có những kỷ niệm buồn vui mà họ khó lòng quên bẳng đi được! Tôi cũng không ngoại lệ.
Khi tôi theo thân mẫu lên Nam Vang (Phnom Penh) để đoàn tụ với thân phụ tôi tại đây thì tôi không ngờ là ở ngay giữa thủ đô của nướ Khmer –Cambodge tức là tiền thân của Campochea dưới thời Đông Dương thuộc Pháp gồm Việt Miên Lèo, lại có một nước Việt bên ngoài lãnh thổ Việt Nam.Về sinh hoạt, họ vẫn giử nguyên những nét “đặc thù” của quê nhà – nơi họ được sinh ra. Khoảng 1/3 dân số gốc Việt, có thể dùng 3 ngôn ngữ Việt, Pháp Miên.
Sau thới gian ngắn tạm cư tại khu phụ cận Pochentong (Phi trường Quốc tế của Campuchéa hiện tại) vì đời sống ở đây hổn tạp và xô bồ quá nên gia đình dọn lên vùng Sân Vận Động Lambert (gần tượng đài 2 hình).Căn nhà gia đình chúng tôi thuê lại tọa lạc phía trước nhà ông Hà Vĩnh Ph.(HVP) - Chủ sự Sở Địa Chánh (Cadastre) Cambodge. Tức nhiên là ông giàu sang, có kẻ hầu người hạ, ngay cả các con của ông đi học xa hàng 5 cây số (Chaseloup Laubat) vẫn có phu xe kéo để đưa rước các con ông hàng ngày. Ông đi làm bằng xe traction avant 11 mã lực có chauffeur (tài xế) lái.Còn tôi vì là con nhà nghèo, nên không được cái “diễm phúc” đó. Tôi có cái xe đạp bánh đặt cũng là may lắm rồi! Thời buổi chiến tranh Mỹ-Nhựt đời sống khó khăn mà!
Thế rồi thời gian trôi nhanh, gặp Mùa Nước Nổi đầu tiên, tôi học cách đánh bắt Cá Linh để vừa cặp gắp nướng ăn với rau thơm cho mỗi bữa cơm, vừa muối làm mắm để ăn quanh năm hoặc thắngt lấy mỡ để đốt đèn thay dầu. Người nhà ông HVP thấy tôi “năng nổ” (tháo vác) vùa chăm chỉ học hành vừa tìm cách giúp cha mẹ trong những bữa cơm đạm bạc, nên họ lân la làm quen.Chỉ cách nhau cái dậu (không phải cái “Dậu Mồng Tơi” trong thơ của Nguyễn Bính đâu à nghen..) mà sao thấy xa xôi cách trở như vạn lý trường thành ở bên Tàu mà phải mất gần bốn tháng mới có cơ hội, diện đối diện, chào hỏi nhau cho dù hằng ngày vẫn trông thấy nhau những ngày đi học. Thế mới biết, tuy gia đình ông HVP chịu ảnh hưởng sâu đậm văn hóa Pháp nhưng vẫn tìm ẩn tinhy thần phong kiến rất ư nặng nề!

Hôm đó là trưa Chủ nhật, nắng ráo nên vùng trời trong vắt.Vừa thả lưới vừa hái gương sen (của vô chủ) bóc lấy những hột sen còn tươi nên nhâm nhi thật là thú vị.Tôi vừa nghêu ngao bài “Bà Tư Bán Hàng có Bốn Người Con…” vừa lần theo tay lưới thì …mèng ơi một con cua bị mắc lưới, đang cố vùng vẫy để thoát thân. Tôi nhào tới, trầm mình ngập nước và đang tìm cách giãi thoát con cua! Mỹ Linh/ Michelle (tên Việt của cô gái hàng xóm) đang đứng tựa lang cang trước hiên nhà sàn của cô (dường như cô ấy đang theo dõi xem tôi làm gì!) thấy sao tự nhiên tôi thụp xuống, nên cô ấy tưởng rằng tôi bị ….nên cô la lên: Nguy hiểm! Coi chừng nó…..(cô ta ngừng lại – có lẽ vì không biết dùng từ Việt nào) Tuy nhiên cũng vừa lúc đó, tôi vặt được cả hai cái càng của con cua và đúng lên bỏ tất cả vào trong cái đụt đeo bên hông.“Coi bộ nghề quá hén!” Vừa nói vừa nhoẻn miện cười, Mỹ Linh khen.Có gì đâu! Nếu biết cách làm thì cũng dễ thôi.
Nhưng liền sau đó, có lẽ con cua bị bẽ cả 2 càng bị đau nên nó trút hận thù lên bọn cá rô và cá trê trong đụt, làm bọn chúng vùng vẫy tưng bừng, nước tung tóe bùn lên mặt nên vì theo phản ứng tự nhiên, tôi vội dùng hai bàn tay che mặt lại để tránh nước dơ bắn vào mắt nhưng Mỹ Linh tưởng là tôi bị “đui mắt” nên cô ta vội xắn quần xáp lại gần và kéo hai bàn tay tôi ra, môi cô chúm lại thổi phù phù vào mắt tôi. Được thể, tôi cứ nhắm riết mắt lại để cho cô tùy tiện vuốt ve đôi má của chàng trai mới lớn và rất nhát gái! Vì nhắm mắt lâu quá nên mỏi rồi cũng phãi mở và cười hi hì kiểu “Đắc Thắng!”! Mỹ Linh ngượng vì bị mắc lừa nên mắng tôi: Đồ Quỷ! Làm người ta hết hồn! Từ đó tình “láng giềng” và “tình Đồng Môn” ngày càng đậm đà hơn.
Tuy nhiên vì hoàn cảnh giặc giả (Mỹ-Nhật) và bản thân chưa đạt được vốn liếng cần thiết cho cuộc sống nên không dám bâng ước mơ lên tầm mức cao hơn.
Sau khi thi Brevet xong, tôi cố xin “thầy” cho tôi để tiếp tục học thêm. Thầy thấy tôi siêng
năng và ham học nên thầy rất vui, chấp thuận liền. Tuy nhiên, bóng gió thì thầy cũng
khuyên răng: “Tuy là con có trình độ văn hóa nhưng hiểu biết tổng quát và kinh nghiệm đời
thì chưa có là bao.Vì vậy cần thời gian để “tôi luyện” hầu tránh vấp ngã đáng tiếc sau nầy. Con
không nên dính dáng tới việc gì khác khiến bị phân tâm mà xao lãng việc học hành.Khi nói
ra điều nầy, có thể thầy đã đánh hơi có gì đó giửa ML và tôi! Thực tình đối với bản thân thì tôi
chỉ coi việc ấy như là “quen biết” chứ chưa vượt qua ranh giới đó. Tôi thủ phận nghèo nhưng có
lẽ ML đang nghĩ khác.
Khuya ngày 7 rạng 8 tháng 3 năm 1945, quân Nhật tấn công và chiếm các căn cứ quân sự và Trụ sở hành chánh của Pháp khắp thủ đô vương quốc Cao Miên và ông HVT cũng mất tích trong biến cố đó. Thế là tôi như cây bị tróc gốc, không còn nhựa sống. Để tìm nguồn sống tạm bợ, cả gia đình hồi hương nguyên quán. Chúng tôi mỗi người mang một gói tư trang và âm thầm xuống bến tàu đò (Mekong) để về Sài gòn. Như trốn tránh, chúng tôi âm thầm rời nhà trọ trong đêm nên không tiện thông tin cho bất cứ ai kể cả ML.
Nhưng dường như “duyên số” có sự ràng buộc vô hình nào đó nên tháng 8 năm 1953, tôi dẫn
khóa sinh xuống Bình Thủy (Cần Thơ) để thực tập chiến trường Sông Nước Hậu Giang trong 2
tuần lễ thì Kỷ Niệm Ngày Xưa lại hiện về trong một sự tình cờ! Hôm đó là Ngày Cuối Stage, tôi
hướng dẫn SVSQ Khóa IX Đà Lạt lên thị xã Cần Thơ với tính cách “thăm Dân cho biết sự tình”.
Tôi để họ tự do dạo phố và chỉ hẹn giờ tập trung tại Bến Ninh Kiều để trở về Bình Thủy Ai cũng
nói Bến Ninh Kiều thơ mộng và đẹp ở đây cũng là biểu tượng của Đời Sống Sông Nước Miền
Tây nên tôi xách máy ảnh đi dọc Bến Ninh Kiều, chụp rất nhiều phong cảnh và sinh hoạt ở đây.
Tôi chợt thấy tấm bảng trước cửa tiệm Kim Hoàn với hai chữ MỸ LINH, tên của cửa tiệm, tự
nhiên tiềm thức của tôi nhắc đến tên người con gái láng giềng ở Xóm Gò Cát (Boulevard Miche -
Phnom Penh) ngày nào.Tôi men lại gần và liếc nhìn vào bên trong, tôi thấy vóc dáng của một
người phụ nữ có vẽ như là Chủ Tiệm – và trông quen quen -.Tôi mạnh dạng bước vào như một
khách hàng để xem những món nữ trang đang chưng bày trong tủ kính mà cũng vừa tìm hiểu
xem người phụ nữ nầy có quen không. Khi tôi đang chăm chú xem một tượng Phật bằng ngà voi
bịt vàng ròng thì người phụ nữ đó tiến lại gần tôi hơn và lên tiếng:“Chào quan!” (lúc đó tôi là
Trung úy nhưng mang 2 vạch như “lon” Pháp)
Tôi vội ngẩng đầu lên đáp lễ nhưng chưa kịp nói lời nào thì cô ấy bồi thêm: “Quan mua một món
nầy đem về làm quà tặng “bà nhà” đi. Chắc là quan bà sẽ vui lắm đó. Tôi tính giá phải chăng cho” Vừa nói tới đây thì cô ấy nhìn sửng tôi và thốt lên: “Trời ơi Anh Th..!
Tôi đang phân vân thì ML mời tôi vào ngồi ở một bàn nước đàng sau quầy hàng. Tôi cảm ơn và
xin phép ngồi xuống nhưng vẫn còn đang bỡ ngỡ thì ML nói: Quan không nhận ra tôi cũng phải
vì có bao giờ muốn ghi nhớ hình ảnh người học trò mà quan dạy kèm ngày xưa đâu! Đã tám năm
hơn trôi qua, biết bao vật đổi sao dời, nhất là một cuộc Đổi Đời, từ một anh hàn sĩ đã trở thành
một ông quan võ mà giờ đây người dân Nam Bộ ở đây đều kính trọng trong cách xưng hô:
“QUAN.”
Xin lỗi! Sao tôi vô tâm một cách vụng về đến vậy chứ? Cô phiền trách cũng phải vì tôi đâu có
ngờ là cô lại có mặt ở đây thay vì xứ Chùa Tháp! (Miên). Để hướng tôi ra khỏi vùng “u uẩn”
ML tiếp lời tôi: “Cũng như tôi lúc mới trông thấy dáng của anh, tôi cũng phân vân, không ngờ
anh lại làm đươc tới quan hai.Với giọng hóm hỉnh như ngày nào, ML nói: Vậy là một huề nghen.
Xin phép cho tôi hỏi chuyện riêng tư của ML, được chứ?
ML được dịp nên tuông một tràng: Tôi vẫn là tôi mình ênh vì không quên được hình bóng người
xưa nên tôi không muốn lập gia đình. D:/AVI/Yeu Tham . Ha Vi.avi
Ba má và em tôi về đây từ tháng 8,1945 và mua lại tiệm kim hoàn nầy cho tôi buôn bán vì ông
bà không muốn cho tôi làm nghề gõ đầu trẻ.
Đã đến giờ tập trung để trở về Camp Bình Thủy nên tôi vội vàng chào từ giã Mỹ Linh và cùng 2
SVSQ đến đón tôi ra xe jeep đậu trước tiệm.
Lòng tôi thực sự bồi hồi và tôi tự nhủ tại sao tôi lại có cơ duyên gặp lại nàng hôm nay để cho
Nàng phải nhớ lại chuyện xưa!
Năm 1958, Nhân chuyến về phép của đại úy Nguyễn văn Điều ( người gốc Thị Xã Cần Thơ),
ML gởi cho tôi một tượng Phật Quan Âm, chạm từ nanh heo rừng (mua của Miên) và bọc bằng
một chỉ vàng y và một sợi Giây Chuyền bằng vàng Tây, gởi tặng tôi với lời chúc “May Mắn.”Ky niem mot thoi.mp3 (Cũng nên nói rõ là với tín ngưởng của Dân Miền Tây, mang nanh Heo Rừng trong người là sẽ tránh những ruổi ro cho tánh mạng (*)
Tôi vẫn trân quý món quà vì hai lẽ: Đức tin Quan Thế Âm và ân tình của ML dành cho tôi. Tôi
thầm cầu nguyện Phật Bà Quan Âm phù trì gia độ cho Người Phụ Nữ giàu lòng Vi Tha ML.

(* ) Hai lần lâm nạn trực thăng và một lần cùng với gia đình thoát tay giặc cọng tại BTL/Hải Quân Vùng 1 Duyên Hải Tiên Sha, Đà Nẵng bằng Ho-Bo ra tàu lớn đang neo ngoài khơi vi6nh Tiên Sha.

Song Trang


**************
Sáng nay, Thứ Bảy 10 tháng 9 năm 2011, tôi đọc 2 bài: Trả lại Lời Thề (Undo My Love) và Ăn cá linh, nhớ mùa nước nổi trên NV. Cả 2 đều gợi lại lại những Kỷ Niệm Đẹp thời xa xưa.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=136752&z=310

Ăn cá linh, nhớ mùa nước nổi Wednesday, September 07, 2011 6:54:39 PM
Trần Tiến Dũng/Người Việt

Cả miền Nam vào mùa nước nổi, chợ lớn, chợ nhỏ xứ nào cũng bán đầy cá linh.
Mỗi lần nhắc đến loài cá này là từ các chợ cho đến từng bữa ăn, ký ức của mọi người miền Nam lại lóng lánh ánh bạc như thể loài cá này được tạo ra từ ánh sáng đồng bằng, được sinh dưỡng từ những tinh thể nước quí giá của vùng đầu nguồn sông Cửu Long.
Cá linh bán ở chợ. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)
Giữa người già và người trẻ có một điểm khác nhau mỗi khi nhớ về cá linh, người già thì hướng về thời điểm nước đổ, nước lụt rồi lo cho người, cho lúa trước rồi mới nghĩ đến cá linh, còn người trẻ hễ vào độ Tháng Bảy, Tháng Tám âm lịch là hỏi thăm chừng có cá linh chưa và nghĩ đến các món ngon được nấu từ cá linh.
Nước lũ về thì lụt lội, mất mát nhưng lũ sông Cửu Long không về thì nhớ mong. Sau mười năm trông ngóng dòng nước lũ thân quen lại đổ về vùng đầu nguồn sông Cửu Long. Mấy ngày nay, trong những câu chuyện trên trời dưới đất ở các quán cà phê Sài Gòn bỗng có người lại nhắc về cá linh. Cái loài cá nhỏ chỉ bằng ngón tay này giờ đây lại gắn liền với những chuyện đại sự về hiểm họa các đập thủy điện ở Trung Quốc, ở Lào... và lại nóng hơn nữa với chuyện dự đoán mực nước biển dâng nhận chìm một số vùng đất miền Nam.
Chỉ với khoảng mười năm nước lũ không về mà thời thế đã đổi thay kinh khủng, chẳng những các loài cá nước ngọt đang trên đường tuyệt chủng mà cả dòng nước lũ mang phù sa phì nhiêu bao đời bồi đắp nuôi dưỡng miền Nam cũng sẽ lụi tàn vì nguy cơ nước biển xâm thực. Nhiều người ở Sài Gòn muốn rủ nhau đi đón nước lũ về để ngắm cá linh nhảy xoi xói trong dòng nước đục lềnh phù sa.
Nhưng cũng rất nhiều người nhất là những người trẻ tuổi không hề biết con cá linh ra sao. Một cô nhà báo trẻ gốc miền Bắc mới vào nói: “Em chưa được ăn cá linh bao giờ. Thế quán nào ở Sài Gòn bán món cá linh chỉ giúp em với?” Vậy đó, ai bi quan cũng có thể dự đoán rằng cá linh rồi đây cũng tuyệt chủng trên khẩu vị người Sài Gòn mới.
Tuổi thơ của hầu hết người miền Nam, vào tháng mưa dầm hầu như ngày nào bữa ăn gia đình cũng có món cá linh. Ký ức rõ nhất về cá linh là mỗi lần ăn đều được phép gắp nguyên con và cứ vậy ăn nguyên con không sợ xương cá. Cái cảm giác bỏ nguyên một con cá với lớp vảy nhỏ óng ánh bạc vào gọn trong miệng là một cảm giác ngon khó tả. Rồi khi cả xương, cả thịt cá hòa lẫn với gia vị mềm ngọt trong miệng người ta mới ví von rằng cá linh là quà tặng của dòng sông thiêng. Nhưng đâu phải tự nhiên mà loài cá này mềm ngọt hết biết vậy. Bao đời sống với mùa lũ đồng bằng là bao đời những người đàn bà miền Nam tinh lọc cách chế biến và truyền lại những món cá linh ngon hết biết.
Về các món cá linh. Ở miệt sông Hậu thì người ta có món cá linh kho tiêu, cá linh um cuốn bánh tráng, cá linh nấu canh bông điên điển, cá linh chiên xù... Dân ở cuối sông Tiền biết đến món cá linh là do vào mùa cá linh rộ, ghe thuyền miệt Tân Châu-Hồng Ngự... đưa cá về bán nườm nượp.
Món cá linh chúng tôi thường ăn nhất là món cá kho. Cá linh kho xả bào thì dân dã bình dị, cá linh kho mía thì vị ngọt có tiệc tùng, duy chỉ hai món cá linh mà chúng tôi xếp vào hàng bậc nhất là món cá linh kho với cái dừa cứng cạy (loại cái dừa làm mứt dừa) và món canh chua cá linh nấu lá me.
Cá linh kho. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)
Tất nhiên tôi đâu có quên món mắm cá linh ăn sống với cơm nguội và mắm kho bằng mắm cá linh, nhưng qua “thế giới” mắm của người miền Nam thì lại là một đề tài khác.
Có người nói với chúng tôi rằng, vào mùa cá linh rộ giá cá rẻ rề, mắc gì mà kho với dừa cứng cạy chi vậy. Nói như vậy là không hiểu ý của người quê tôi. Khi xắt những miếng dừa cứng cạy bằng ngón tay út, kho chung với cá linh non đầu mùa cũng cỡ ngón tay út. Màu trắng đục của dừa, màu trắng tinh của cá khi sôi trong màu vàng sậm của nước mắm sẽ tạo ra hương vị béo thơm của cá của dừa và vị đắng nhẫn nhẫn của ruột cá, phải kho cá linh kiểu đó mới thành khẩu vị quê tôi.
Sau này lúc sống ở Sài Gòn tôi được biết thêm người đô thị này thích kho cá linh với nước dừa tươi. Cái cách kho này của người Sài Gòn thật là tinh tế quá. Vị ngọt của một loài cá nước ngọt chỉ có duy nhất ở sông Cửu Long kho với vị ngọt của nước dừa, hai vị ngọt của hai thứ số một của đồng bằng miền Nam một khi hợp thành thì món cá linh đúng là căn cội tinh tế của khẩu vị người miền Nam.

http://www.baohaugiang.com.vn/detailvn.aspx?item=5775

Cá linh mùa nước nổi
Ngày cập nhật: 29-08-2008
“Nước không chưn sao kêu nước đứng
Cá không thờ sao gọi cá linh”

Trong quyển Tự Vị Tiếng Nói Miền Nam của học giả Vương Hồng Sển có kể câu chuyện thời vua Gia Long bôn tẩu. Từ Vàm Nao (An Giang) sắp khởi hành ra biển thì bất ngờ có đàn cá nhỏ nhảy vào thuyền. Vua không đi vì cho đó là điềm gở báo trước. Sau biết được có quân Tây Sơn mai phục sẵn, vua bèn cho đặt tên loài cá ấy là cá “linh” để tỏ lòng tri ân. Đấy chỉ là giai thoại mà thôi.

Vào tháng 7, tháng 8 âm lịch hàng năm, theo quy luật vùng đồng bằng sông Cửu Long xuất hiện cá linh non đầu mùa, từ thượng nguồn trôi theo dòng nước để lớn dần. Kế tiếp, mùa lũ từ nguồn nước Biển Hồ (Campuchia) đổ về Hồng Ngự (Đồng Tháp) để ra các nhánh kênh, sông miền Tây. Thường bắt đầu khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch, đôi khi sớm hơn. Thời điểm này cá linh đã “già cá”, mập béo, nhiều thịt, giàu chất đạm dinh dưỡng. Chúng to cỡ ngón chân cái, vây và đuôi màu vàng nhạt. Do có nhiều hình dạng nên chúng còn có các tên: linh rìa, linh ống, linh cám... Bà con ven bờ chuẩn bị các phương tiện: vó, chài, vợt, lưới thả, lưới giăng... để đánh bắt và lu, khạp, muối hột để ủ cá linh tại chỗ. Ở đầu vàm sông Bình Thủy (Cần Thơ) neo đậu nhiều ghe lớn để đong cá linh bằng giạ như đong lúa. Cá tươi sống nhảy xoi xói, người ta nhặt sạch rêu rác, rửa rồi đổ ngay vào lu, rắc muối theo tỷ lệ 3 kg/giạ (40 lít). Đem phơi nắng tốt chừng 3 ngày, dùng cây trộn đều, rắc thêm muối cho đủ độ mặn, đậy thật kín. Sau ba tháng, cho nước vào nấu sôi, lọc lấy nước mắm cốt có màu đỏ tươi. Để nguội cho vào chai nút lại, phơi chừng hai nắng để giữ màu đặc trưng, dùng ăn sống rất thơm ngon. Cá linh ủ càng lâu, nước mắm càng đậm đà hương vị. Xác mắm còn lại, thêm nước, muối nấu lần hai, lần ba, lọc lấy nước mắm dùng nêm hay kho. Nước mắm cá linh đặc biệt thơm ngon nhờ ủ lúc còn sống có chất máu, da tươi là yếu tố trội hơn so với nước mắm cá đồng (làm bằng nguyên liệu cá lóc, rô, sặt...). Người dân ở miệt núi Sam, Tịnh Biên (An Giang) có truyền thống làm nước mắm cá linh từ bao đời nay...

Cá linh thịt mềm, béo, dễ chế biến món ăn. Dùng kẹp tre nướng tươi, kho lạt sả ớt, kho mía rục xương, nấu chua ngọt với khóm, cà hoặc tẩm bột chiên giòn... Lại còn món mắm kho cá linh ăn với bông súng, rau đắng, rau ngổ, cần nước, kèo nèo... rất khoái khẩu. Nhưng đặc sắc nhất và khó quên nhất là món canh chua cá linh nấu với bông so đũa. So đũa không kén đất, dễ trồng, mau lớn, thân dùng trồng nấm mèo, làm chất đốt. Khi đến mùa cá linh thì bông so đũa trổ từng chùm trắng xóa lủng lẳng như mời gọi cùng kết hợp thưởng thức. Sáng sớm bông nở tươi rói cong bốn cánh trông như cánh bướm, tha hồ dùng sào móc hái. Nấu nước sôi, giằm me, nêm gia vị, cho cá linh cùng bông so đũa vào vừa chín tới, rắc rau thơm... ăn chấm nước mắm ngon, muối ớt, mắm ruốc tùy sở thích. Vị béo của cá linh, vị ngọt hơi đắng tự nhiên của bông so đũa hòa quyện trong bữa cơm gia đình ấm cúng.

NGUYỄN – KIM